CUỘC SỐNG XANH

SỐNG XANH HAY LÀ CHẾT ! Cuộc sống xanh bắt nguồn từ suy nghĩa xanh, hành động xanh. Tất cả mọi người trên trái đất chung tay vì một cuộc sống xanh cho thế hệ tương lai

CÔNG NGHIỆP, CHUYÊN NGHIỆP, THÀNH CÔNG

Thành công chỉ đến với những người làm việc chuyên nghiệp đến mức trở thành một ngành công nghiệp. Người lao động chỉ có thành công thì họ thực sự chuyên nghiệp và tham gia và một nền công nghiệp

TINH THẦN LAO ĐỘNG

LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG! Mọi nười trên thế giới đều lao động để cuộc sống tốt đẹp hơn. Dù bạn làm việc lớn hay nhỏ, chỉ cần bạn là người lao động CHÂN CHÍNH thì tất cả chúng ta đều bình đẳng, chúng ta đều góp phần vào việc tạo dựng thế giới.

TẬN TỤY, THÂN THIỆN, CHÌA KHÓA

Tận tụy, thân thiện là đức tính chìa khóa cho mọi thành công của ngành dịch vụ. Hãy thử chìa khóa này để mở khóa mọi khách hàng nhé.

CÔNG NGHỆ, PHÁT TRIỂN

Công nghệ giúp bạn phát triển và vươn xa. Bí quyết giúp bạn vượt qua mọi thử thách.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Trăm điều tâm sự về nghề nghiệp của công nhân vệ sinh

Với ngành nghề xã hội, họ được gọi là công nhân vệ sinh môi trường, còn theo cách dân dã thì đó là những người hốt rác. Lặng thầm với công việc của mình, họ thức khuya dậy sớm, không quản nhọc nhằn, chẳng nề hà bụi bặm, hôi hám để dọn dẹp, gìn giữ cho môi trường được sạch sẽ…

Theo ông Nguyễn Văn Quân, công nhân vệ sinh ngụ tại chung cư Sư Vạn Hạnh (quận 10, TPHCM), có nhiều dạng công nhân trong ngành này với quyền lợi khác nhau. Nếu thuộc Công ty vệ sinh thì có lương căn bản với các phí độc hại. Lịch làm việc là phải dậy từ 3 giờ sáng đi gom rác và buổi chiều khoảng 5 giờ quét rác tại các đường phố được phân công. Họ thường làm việc theo tổ. Còn với những công nhân vệ sinh của các Công ty dịch vụ công ích thuộc quận, chuyển xuống hợp tác xã, được thuê khoán, hầu như chỉ đi gom rác buổi sáng và tổ của họ thường hai người là hai vợ chồng.

Làm cho công ty vệ sinh thuộc thành phố, ông Quân cho biết, công việc này rất cực nhưng thu nhập khá cao. Ngoài lương chính và các khoản phụ cấp, ông còn được lợi nhờ thu gom những món hời từ rác như chai nhựa, giấy cạc tông, sách báo, mỗi tháng cũng được thêm một khoản để ăn sáng, uống cà phê. “Ngoài việc có người cho đồ cũ để bán, chúng tôi còn được lì xì tết, thi thoảng có khách hàng cho thêm tiền bồi dưỡng”, ông kể thêm. Còn vợ chồng bà Lê Thị Nga thuộc đội công nhân vệ sinh hợp tác xã trên địa bàn phường 9, quận 3 (TPHCM) thì cùng làm việc, chia sẻ trách nhiệm với nhau trên chặng đường đi thu gom rác: vợ mệt, chồng giúp và ngược lại. “Cực nhất là khâu phân loại rác, rất hôi thối khi phải bung những bọc rác ra để lựa. Khi làm chung, chồng tôi luôn dành phần tải rác về khu tập kết rác để xe chở đi phân hủy”, bà Nga nói.


Dù cực nhưng những công nhân vệ sinh ở TPHCM mà chúng tôi gặp đều làm việc với tất cả tinh thần trách nhiệm. Như bà Trần Thị Thạch (phường 2, quận 5) phụ quét trên một số tuyến đường, luôn quét rất kỹ. Nhiều lúc vừa xong, một cơn gió đi qua thổi bay lá rụng, bà quay lại quét tiếp. Người phụ nữ 45 tuổi này tâm sự: “Công việc nào cũng cần tinh thần trách nhiệm. Tôi có thể quét sơ sài để lại người dân nhà mặt tiền làm tiếp vì dù sao cũng là nhà, là nơi buôn bán của họ, nhưng khi cầm chổi lên là tôi tự nhiên cứ phải quét thật chu đáo. Và vui lắm khi nhìn lại những con đường sạch sẽ, cũng như cảm thấy tự hào vì bộ mặt thành phố khang trang đẹp đẽ có bàn tay của mình góp vào”. Hay vợ chồng ông Quách Văn Ngạn (phường 11, quận 3) chia nhau đi gom rác từ các đường mặt tiền đến các con hẻm nhỏ. Họ thường đi từ 9 giờ sáng đến 11 giờ 30 trưa, có hôm nhiều gia đình nấu nướng mang rác ra trễ, ông Ngạn hay quay trở vào hẻm thu gom lần nữa. Theo ông, như vậy mới an tâm về ăn cơm ngon, “chứ nghĩ đến trong hẻm nhỏ còn chình ình vài bọc rác, tôi cảm thấy áy náy thế nào ấy”.

Dẫu bằng lòng với công việc của mình nhưng người trong nghề cũng có nỗi niềm riêng. Chị Lê Kim Phượng (quận Bình Thạnh, TPHCM) thổ lộ, lúc mới lập gia đình, hai vợ chồng chị vui vẻ cùng nhau làm việc, thu nhập cũng tạm đủ sống, không có điều chi phàn nàn. Thế rồi đến khi con trai học mẫu giáo, một hôm cậu về mếu máo nói bị bạn bè chọc “ba mẹ mày là đồ hốt rác” trong khi ba mẹ các bạn cũng chỉ là dân lao động, buôn gánh bán bưng “Dù trong lớp cô giáo dạy mọi nghề đều đáng quý theo sự phân công của xã hội, con tôi cũng vẫn buồn. Khi lớn hơn, thằng bé lại năn nỉ ba bỏ nghề rác chạy xe ôm, còn tôi nấu bánh canh bán đầu xóm. Biết sao bây giờ khi con cái cũng có nỗi khổ của mình”, chị nói. Bà Phạm Minh Tâm (quận 3, TPHCM) thì chia sẻ, con gái mình đã vào cấp ba nhưng chưa bao giờ dám rủ bạn bè về nhà dù gia đình sống trong một ngôi nhà khang trang do ông bà nội để lại. Một lần làm hồ sơ trong lớp, con gái chị về khóc khi khai mẹ là công nhân nhưng một bạn thêm vào hai chữ vệ sinh khiến cả bọn cười ầm, ngay cô giáo chủ nhiệm cũng ngượng với thái độ của học trò lớp mình. Sau đó, cô phải giảng một bài về công việc khó nhọc và cần thiết của công nhân vệ sinh môi trường. Cả lớp im lặng nhưng con gái của chị Tâm vẫn mang một nỗi buồn trĩu nặng.


Tuy nhiên, cũng có những người con hiểu và thông cảm cho công việc của ba mẹ, như em Nguyễn Thị Hạnh (học sinh trường Nguyễn Thị Diệu, quận 3 - TPHCM) hãnh diện nói: “Nếu không có công nhân vệ sinh, rác sẽ ngập đầy đường, bệnh truyền nhiễm sẽ phát triển. Ba mẹ em là công nhân vệ sinh nhưng đã lo cho em cuộc sống đầy đủ, cơm ăn áo mặc không thua ai. Em cố học để sau này đi làm cho ba mẹ nghỉ hưu nhàn hạ”. Phạm Văn Luyện (học sinh trường Trần Văn Đang, quận 3 - TPHCM) cũng tự hào khi nhắc đến nghề nghiệp của ba mẹ: “Nhờ có những người như ba mẹ em, thành phố mới được sạch sẽ”. Bà Tạ Thị Ba, một công nhân vệ sinh cũng cho biết, mình may mắn có hai con từ nhỏ đã rất biết cảm thông: “Hai con tôi, gái lớn đang học Đại học Sư Phạm, trai kế học lớp 11 đều mong học hành tới nơi tới chốn, mau ra trường có nghề nghiệp để ba mẹ được nghỉ ngơi. Chúng không phàn nàn gì ba mẹ nên mình cũng an tâm với công việc”.

Khi trình độ nhận thức của xã hội đã đạt mức chuẩn, không ai xem thường nghề nghiệp nào và hiểu cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu bóng dáng người công nhân âm thầm dọn vệ sinh làm sạch môi trường. Công việc nào cũng có những giá trị riêng và tinh thần trách nhiệm như nhau.